[Chi tiết] các linh phụ kiện không thể thiếu trong đồng hồ cây
Linh phụ kiện chính là thứ không thể không có trong tất cả những loại máy móc nói chung và đồng hồ cây nói riêng. Chúng là thứ giúp tạo nên sự hoạt động trơn tru của một chiếc đồng hồ. Cùng tìm hiểu thế nào là những linh phụ kiện đồng hồ cây chuẩn giúp hoàn thiện thiết kế lẫn công năng của mọi chiếc đồng hồ.
Phụ kiện đồng hồ cây là gì?
Phụ kiện đồng hồ cây là những phần phụ ở bên ngoài không bộ máy tạo nên chuyển động, nhưng giúp tạo nên sự đẳng cấp, khiến nhiều người săn lùng và tìm kiếm rất nhiều. Phụ kiện đồng hồ cây vẫn khiến các nhà chế tác phải liên tục đổi mới thiết kế, còn thị trường bán phụ kiện thì lại vô cùng sôi động không kém gì kinh doanh đồng hồ hay linh kiện đồng hồ.
Phụ kiện – Vẻ đẹp sự sáng tạo trong những thiết kế đồng hồ cây
– Mặt kính đồng hồ cây là linh kiện phổ biến nhất, chủ yếu là loại mặt kính sapphire và mặt kính khoáng cứng. Cả 2 loại linh kiện này đều có ưu nhược điểm bổ sung cho nhau. Mặt kính sapphire nổi bật bởi độ cứng, độ bền đến độ chỉ kim cương mới có thể chà xước.
Mặt kính khoáng cứng ( Mineral Glass) ra đời muộn hơn nhưng lại giúp chống chịu va đập tốt hơn mặc dù khả năng chống xước không bằng nên các mẫu đồng hồ cây chủ yếu là mặt kính khoáng cứng. Mặt đồng hồ là linh kiện rất quan trọng để vừa đóng vai trò giúp quan sát rõ vừa giúp bảo vệ đồng hồ khỏi những tác động vật lý bên ngoài.
– Mặt số: Mặt đồng hồ số đồng hồ cây là nơi in/gắn chỉ số, ký tự, dấu hiệu…hiển thị thời gian cùng các chức năng. Mặt thường được làm bằng đồng thau mạ phủ màu hoặc kim loại chống ăn mòn, số ít là bằng bạc khối hoặc vàng khối.
– Mặt phụ: Cung tròn hoặc mặt tròn nhỏ nằm trong mặt số, thường dùng để hiển thị các chức năng ngoài giờ-phút.
– Cọc Số: những dấu hiệu đại diện cho mốc thời gian, có thể đơn giản là những vạch dài hoặc chữ số La Mã (Roman), số Học Trò (Arab).
– Vỏ: có thể xem là chỉ gồm mỗi khung vỏ, có thể là vỏ gỗ tự nhiên hoặc vỏ nhựa.
>>>Xem thêm chi tiết: Vỏ đồng hồ cây thường được làm bằng gỗ gì?
– Trục Núm: trục gắn núm chỉnh, kết nối núm chỉnh với bộ máy để thông qua núm chỉnh thiết lập chức năng đồng hồ hoặc vặn dây cót.
– Cầu: thường là một mảnh kim loại nối với khung nền để giữ cố định các bộ phận rời. Cầu thường chỉ có trên máy cơ.
– Chốt (núm) đồng hồ, tuy nhỏ nhưng có võ nên ít ai để ý đến linh kiện này. Tuy nhiên, chốt đồng hồ cũng rất quan trọng, chúng giúp điều chỉnh ở nhiều vị trí khác nhau.
– Khóa đồng hồ cây: Thứ linh kiện bảo vệ và đảm bảo các bộ phận bên trong không bị rơi ra ngoài. Tất nhiên, cùng tùy theo mục đích thiết kế của từng mẫu đồng hồ mà các khóa đồng hồ cũng khác nhau từ kiểu dáng, kích thước và màu sắc. Những người tinh tế hoặc thợ sửa đồng hồ chuyên nghiệp sẽ rất cẩn trọng trong việc thay thế, bảo dưỡng khóa đồng hồ. Đặc biệt, ở những đất nước nóng ẩm như Việt Nam, phần khóa này còn rất dễ bị xuống màu, gỉ nếu bằng chất liệu không được xử lý.
Linh kiện đồng hồ cây
Nhắc đến đồng hồ cây, đặc biệt có rất nhiều người quan tâm nhiều hơn đến thiết kế, đến bộ máy…mà quên rằng, những linh kiện đồng hồ cây, chi tiết rất nhỏ mới đóng vai trò để hoàn thiện tổng thể thiết kế đồng hồ. Linh kiện của đồng hồ chủ yếu bao gồm gông (côn), dây cót, bánh răng, quả tạ, con lắc….
Linh kiện có trong bộ máy đồng hồ cây máy cơ
Những linh kiện này đặc biệt rất quan trọng trong thay thế và sửa chữa trên thị trường nói chung.
– Bánh Răng: chỉ chung các loại bánh răng trong máy đồng hồ.
– Bánh Răng Lớn: chỉ các loại Bánh Răng vận hành các kim, chức năng, bánh xe gai, thường dẹp, rỗng (nhìn rất giống bánh xe), nhiều răng. Chúng có nhiệm vụ xoay các kim hoặc đĩa chức năng.
– Bánh Răng Nhỏ: chủ yếu thường được làm bằng thép, kích thước nhỏ, chúng được ăn khớp với các bánh răng lớn để truyền động.
– Bánh Lắc: Loại bánh tròn, thường có màu vàng, là bộ phận quan trọng hàng đầu trong Bộ Dao Động của đồng hồ cây máy cơ, chủ yếu được làm bằng hợp kim ít hoặc bị ảnh hưởng bởi từ trường và nhiệt độ.
– Ngựa (Lever): linh kiện thuộc Bộ Hồi của máy cơ, là một thanh kim loại có 3 đầu hình chữ Y, 2 đầu gắn Chân Kính Phiến. Ở một đầu thì gắn với chân kính phiến để nhận năng lượng từ bánh xe gai, sau đó truyền đến bệ bánh lắc bằng đầu không chân kính. Đầu bên kia gắn chân kính phiến còn nhận lực neo trả về từ Bệ Bánh Lắc để tham gia vào việc điều khiển vòng quay của các Bánh Răng.
– Chân Kính Phiến: Có hình dáng giống viên gạch, chất liệu chính tạo thành thường là bằng hồng ngọc hoặc sapphirw, làm nhiệm vụ là truyền động giữ ngừng bánh xe gai.
– Chân Kính: là linh kiện làm giảm sự mài mòn nhằm tăng độ bền và độ chính xác cho máy (tương tự như vòng bi) nên chủ yếu được làm từ hồng ngọc hoặc sapphire tổng hợp có độ cứng cao để gắn vào những nơi xảy ra ma sát trong bộ máy giúp làm giảm sự mài mòn.
– Bệ Bánh Lắc: linh kiện thuộc Bộ Hồi của máy cơ, Bệ dưới của Bánh Lắc, gồm một bệ kim loại có gắn Chân Kính Con Lăn.
– Dây Cót: Là bộ phận có trong đồng hồ cây cơ, sinh ra năng lượng để vận hành đồng hồ cơ, chất liệu chính bộ phận sinh ra năng lượng vận hành đồng hồ cơ. Dây cót có hình dáng là một đoạn dây kim loại dẹp cuộn thành lò xò. Khi lên dây cót sẽ khiến cho dây cót bị thít chặt từ đó sinh ra lực “kéo” các bánh răng trong đồng hồ chạy.
– Trống Cót: bộ phận tạo năng lượng trong máy cơ, cấu tạo là một cái hộp hình trụ bên trong có chứa Dây Cót, hai đầu Trống Cót đều có răng để kết nối với trục núm/bánh đà và các bánh răng.
– Trục Truyền: trục kim loại có bánh răng để gắn các bánh răng, bánh xe đồng thời kết nối với các loại bánh răng khác.
– Trục (Pivot): trục kim loại để gắn các bánh răng, bánh xe, hầu hết mỗi đầu trục của máy cơ có chân kính đồng thời lau dầu bôi trơn để giảm ma sát.
– Búa đánh nhạc: Được ví như linh hồn của chiếc đồng hồ. Búa đồng hồ thường được sắp xếp ở hai bên gông, 1 hàng búa để đánh nhạc, 1 hàng để điểm giờ.
– Gông (côn): Chủ yếu gồm hai loại gông đồng hoặc gông thép, là những thanh có chiều dài khác nhau để giúp đồng hồ chơi nhạc.
– Con lắc: Là bộ phận giúp cho đồng hồ luôn quay tới, tạo đòn bẩy giúp cho bánh răng chạy giúp kim giây đồng hồ chuyển đồng liên tục và chạy theo một chu trình, không bị sai giờ, chạy ngược lại
– Quả tạ: có 3 loại đồng hồ quả tạ chính gồm: đồng hồ cây 1 tạ, 2 tạ, và 3 tạ, đóng vai trò như cót của đồng hồ quả lắc treo tường, hoặc các dạng đồng hồ lên dây cót khác. Tuy nhiên, cách lên cót của đồng hồ của tạ lại khá đơn giản. Khi quả tạ chạm đến đáy thùng chúng ta chỉ cần cầm và kéo dây xích lên. Khi đó, các bánh răng bên trong sẽ kéo xuống để duy trì hoạt động giây, phút, giờ và ngày.
– Pin đồng hồ cây: Là bộ phận sử dụng ăng lượng điện để vận hành các hoạt động cơ khí trong máy đồng hồ cây điện tử. Pin chạy sẽ xoay các bánh răng từ đó khiến các kim hoạt động. Khi hết pin cần tìm các địa chỉ bán pin đồng hồ cây để mua.
Có thể nói, linh hồn cho mọi tuyệt tác thiết kế chính là linh phụ kiện đồng hồ cùng các phụ kiện đồng hồ là điều không ai có thể chối cãi. Và linh phụ kiện vô cùng quan trọng trong sửa chữa, thay thế, mua bán,… Vì vậy, nếu có nhu cầu sửa chữa hay thay thế, cần phải tìm địa chỉ uy tín để mua.
Tôi là Đào Văn Quang có đam mê đồng hồ chuyên mua, sưu tầm và mua bán đồng hồ cây gỗ, đồng hồ cổ, đồng hồ cây hiện đại, đồng hồ quả lắc xưa và nay. Mong muốn của tôi muốn chia sẻ cho mọi người nhưng hiểu biết của mình về cách chơi, lựa chọn đồng hồ cây đẹp để chơi, trưng bày trong nhà. Nếu cần tôi chia sẻ kinh nghiệm có thể liện hệ thông qua: