Hướng dẫn bảo quản đồng hồ cây không phải ai cũng biết
Những chiếc đồng hồ cây hoàn toàn không đơn thuần là chỉ dùng để xem giờ mà còn là thú vui của nhiều dân chơi sành điệu với những kiểu đồng hồ cây máy cơ và đồng hồ máy điện tử. Để chơi đồng hồ cây được lâu và bền, bạn cần phải biết cách bảo quản, cũng như sử dụng đồng hồ để chiếc đồng hồ luôn giữ được vẻ đẹp và sự sành điệu cùng thời gian.
Đồng hồ cây có cấu tạo như thế nào?
Được cấu tạo gồm 2 phần: phần ruột đồng hồ và phần vỏ (thùng). Đối với dòng đồng hồ có phần ruột là máy điện tử sẽ có cấu tạo gần giống máy cơ, nhưng chỉ để trang trí tượng trưng nên trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu chuyên sâu về dòng đồng hồ cây máy cơ để quý vị có cái nhìn tổng quát.
– Phần ruột đồng hồ cây (động cơ)
Phần ruột dòng đồng hồ này nói chung là hệ thống cấu tạo gồm các bộ phận mặt diện đồng hồ, kim, quả lắc, quả tạ, các bánh răng, gông (côn), búa đánh nhạc…được sắp xếp một cách trình tự theo công nghệ chế tác đồng hồ tinh xảo.
+ Con lắc: Là bộ phận giúp cho đồng hồ luôn quay tới, tạo đòn bẩy giúp cho bánh răng chạy giúp kim giây đồng hồ chuyển đồng liên tục và chạy theo một chu trình, không bị sai giờ, chạy ngược lại
+ Quả tạ: có 3 loại đồng hồ quả tạ chính gồm: đồng hồ cây 1 tạ, 2 tạ, và 3 tạ. Trong đó, đồng hồ 3 tạ phổ biến nhất hiện nay. Quả tạ của đồng hồ cây đóng vai trò như cót của đồng hồ quả lắc treo tường, hoặc các dạng đồng hồ lên dây cót khác. Tuy nhiên, cách lên cót của đồng hồ của tạ lại khá đơn giản. Khi quả tạ chạm đến đáy thung chúng ta chỉ cần cầm và kéo dây xích lên. Khi đó, các bánh răng bên trong sẽ kéo xuống để duy trì hoạt động giây, phút, giờ và ngày.
Nhìn chung, quả tạ và con lắc phục vụ đồng hồ cây theo kiểu “ gánh nhau”. Quả tạ sẽ kéo máy theo 1 chiều nhằm không cho máy dừng lại và giúp đồng hồ chạy xuôi, hãm, tránh chạy ngược lại. Khi quả tạ kéo xuống thì con lắc lại kéo tới. Phải hoạt động theo chu trình như vậy thì đồng hồ dáng cây mới “ sống” được, có nghĩa là hoạt động liên tục được, không bị đứt quãng.
Quả tạ và quả lắc cũng thường được các nghệ nhân chạm khắc vô cùng đẹp. Nhờ sự tài hoa của bàn tay nghệ nhân kết hợp cùng các nguyên lý khoa học đã cho ra đời những sản phẩm hoàn hảo nhất.
+ Gông: Chủ yếu gồm hai loại gông đồng hoặc gông thép, là những thanh có chiều dài khác nhau để giúp đồng hồ chơi nhạc.
+ Búa đánh nhạc: Được ví như linh hồn của chiếc đồng hồ. Búa đồng hồ thường được sắp xếp ở hai bên gông, 1 hàng búa để đánh nhạc, 1 hàng để điểm giờ.
+ Mặt đồng hồ: Bao gồm kim và mặt số, đôi khi có cả lịch tuần trăng trên mặt đồng. Hầu hết, các mẫu đồng hồ cây đẹp thường có mặt được tráng men hoặc mặt đồng chạm khắc hoa văn, số vẽ hoặc la mã
Đối với mẫu đồng hồ kiểu đứng sử dụng hệ máy điện tử thì hệ thống quả lắc, quả tạ mang ý nghĩa trang trí, tượng trưng, chạy nhờ năng lượng của pin khô điện tử. Sẽ không có hệ gông, búa đánh nhạc, thay vào đó là các bản nhạc được cài sẵn, mặt đồng hồ được làm khá đơn giản thường bằng hợp kim
– Phần vỏ đồng hồ (thùng)
Vỏ đồng hồ cây phổ biến thường được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên. Đắt nhất là vỏ đồng hồ bằng gỗ trắc, sau đến là gỗ mun hoa, gỗ đuôi công, gỗ hương, gỗ gụ và cuối cùng là gỗ sồi. Tuy nhiên, cũng có một số ít làm bằng nhựa hoặc bằng pha lê (đồng hồ cây pha lê với trụ pha lê). Đối những vỏ thùng bằng gỗ thì tùy vào từng chất gỗ thịt khác nhau mà mang đến âm thanh trầm vang khác nhau. Bên ngoài vỏ đồng hồ luôn được các nghệ nhân chế tác mô phỏng nét đẹp văn hóa, những vật mang ý nghĩa tượng trưng uy lực.
Hướng dẫn chiết cách bảo quản đồng hồ cây
Cách bảo quản đồng hồ máy cây máy cơ
Để giúp những chiếc đồng hồ máy cơ có thể vận hành lâu, trơn tru, bền bỉ cùng với thời gian người chơi cần chú ý cách bảo quản đồng hồ máy cơ dưới đây:
– Hạn chế đặt đồng hồ cây máy cơ tại những khu vực có từ trường mạnh như dàn âm thanh, loa, tivi, bộ phát wifi, nam châm hay dàn âm thanh…
– Không nên đặt đồng hồ cây tại nơi có nhiệt độ quá cao (trên 50 độ C) hay quá thấp (dưới 5 độ C).
– Đối với dòng đồng hồ lên dây cót (handwinling), bạn cần phải nhớ vặn núm lên dây cót mỗi ngày để điều chỉnh giờ cho đúng, giúp bộ máy cơ bên trong hoạt động trơn tru, Đồng hồ quả tạ cần chú yếu kéo tạ thường xuyên
– Không nên để đồng hồ va chạm mạnh giữa đồng hồ với các vật cứng khác.
– Không nên để đồng hồ gần nơi có nước vì hơi nước sẽ rất dễ bay vào mặt kính đồng hồ và làm cho đồng hồ nhanh bị hỏng.
Lưu ý: Bạn chỉ cần vặn núm điều chỉnh trong khoảng từ 10-15 lần, nếu cảm thấy đã căng tay là được. Tốt nhất là bạn không nên vặn quá căng (vặn đồng hồ hết cỡ) nhầm tránh bị đứt hoặc dây tóc của bộ máy đồng hồ bên trọng, dễ gây hỏng máy.
Cách bảo quản đồng hồ cây máy điện tử
– Cũng tương tự như loại đồng hồ cây máy cơ, tốt nhất nên hạn chế hoặc không nên đặt đồng hồ tại những nơi có từ trường vì nó có thể làm ảnh hưởng đến PIN và IC khiến cho đồng hồ bị chạy sai.
– Khi vệ sinh đồng hồ, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước ấm (không được dùng loại nước nóng bốc hơi).
– Thường xuyên kiểm tra tình trạng của núm đồng hồ. Nếu như núm đồng hồ đang ở nấc phía trong cùng thì an toàn. Khi sử dụng, nếu như không để ý đến núm của đồng hồ thì đồng hồ sẽ dễ bị mắc vào những vật dụng và chịu tác động khác, dễ bị kéo ra ngoài làm cho núm bị kéo ra ngoài và làm hở núm khiến cho nước dễ dàng xâm nhập vào trong.
– Nên vệ sinh đồng hồ thường xuyên hàng tuần hoặc hàng tháng, tốt nhất khi lau chùi đồng hồ nên sử dụng xà phòng và nước ấm, dùng loại bàn chải mềm để làm sạch hết các bụi bẩn hoặc muối đọng do trong quá trình dùng mồ hôi bị tiết ra. Đồng hồ cây máy điện tử thường bị hỏng là do những cặn bẩn cùng muối sẽ khiến cho gioăng cao su bên trong bị hỏng và làm cho dễ bị hơi nước vào và đọng lại.
– Không sử dụng hoặc đặt đồng hồ cạnh những nơi có hóa chất có khả năng khiến cho vỏ cũng như một số chi tiết khác bị hư hỏng.
– Đặc biệt, không nên đặt đồng hồ tại những nơi có nhiệt độ quá cao hay quá thấp (tương tự như kiểu đồng hồ máy cơ).
– Luôn chắc chắn đồng hồ phải có đủ năng lượng để hoạt động và khi cần thay pin phải lưu ý thay đúng chủng loại pin.
Trên đây là những lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo quản đồng hồ cây mà Đồng hồ cây OnPlaza Việt Pháp chia sẻ, mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như bảo quản đồng hồ cây máy cơ và đồng hồ cây máy điện tử trong quá trình sử dụng, để chúng mãi bền bỉ với thời gian.
Cửa hàng đồng hồ cây Onplaza
Địa chỉ: Số 27 ngách 32 Ngõ 76 An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội
Website: https://donghocay.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/donghocayonplazavp
Điện thoại: 0932.144.888
Email: donghocayonplaza@gmail.com
Xem thêm:
Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ cây đơn giản ai cũng làm được
Tôi là Đào Văn Quang có đam mê đồng hồ chuyên mua, sưu tầm và mua bán đồng hồ cây gỗ, đồng hồ cổ, đồng hồ cây hiện đại, đồng hồ quả lắc xưa và nay. Mong muốn của tôi muốn chia sẻ cho mọi người nhưng hiểu biết của mình về cách chơi, lựa chọn đồng hồ cây đẹp để chơi, trưng bày trong nhà. Nếu cần tôi chia sẻ kinh nghiệm có thể liện hệ thông qua: